Nhập môn Việt ngữ học

Nhận xét nào sau đây đúng nhất khi nói về từ loại ?
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, thực hiện chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.
Từ loại được phân chia theo tiêu chí nào sau đây ?
Ý nghĩa khái quát
Khả năng kết hợp
Chức vụ cú pháp của từ trong câu
Cả 3 tiêu chí trên
Các từ “đi, chạy, nhảy, bay ” thuộc loại ý nghĩa khái quát nào ?
Ý nghĩa hành động
Ý nghĩa trạng thái
Ý nghĩa tính chất
Ý nghĩa quan hệ
Chức năng của danh từ là
Làm chủ ngữ trong câu
Làm tân ngữ cho ngoại động từ
Bổ ngữ trong câu
Cả A,B,Cđều đúng.
Danh từ được chia làm mấy loại chính ?
2
4
6
7
Từ nào không phải là danh từ tổng hợp ?
Quần áo
Binh lính
Cà rốt
Máy móc
Các từ “ đất, đá, sắt, muối, nước, dầu...” thuộc loại danh từ nào ?
Danh từ vật thể
Danh từ chất thể
Danh từ tượng thể
Danh từ tập thể
Danh từ chỉ đơn vị thời gian: “Năm, tháng, tuần, giờ, vụ, mùa...” thuộc nhóm danh từ nào ?
Danh từ đếm được
Danh từ không đếm được
Danh từ đếm được tuyệt đối
Danh từ không đếm được
Chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu là :
Chủ ngữ
Luôn là vị ngữ
Thường là vị ngữ, nhưng cũng có khi là chủ ngữ
Các bộ phận phụ khác
Từ “hát” là :
Động từ ngoại động
Động từ nội động
Cả động từ ngoại động và nội động
Không thuộc loại nào nói trên
Từ “khao khát ” là
Động từ chỉ trạng thái tâm lý
Động từ chỉ tình thái
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái khác
€ Tính từ là những từ chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng ” là cách xác định từ loại dựa vào tiêu chí nào sau đây ?
Ý nghĩa khái quát
Khả năng kết hợp
Chức vụ cú pháp trong câu
Cách phản ánh đối tượng xem xét
Trong những từ sau đây, từ nào là tính từ quan hệ ?
Thông minh
Ướt
Côn đồ
Bẩn
Trong những từ loại nào dưới đây, từ loại nào chỉ xác định ở phạm vi bậc câu ?
Số từ
Đại từ
Tính từ
Thán từ
Trong những từ loại nào sau đây, từ loại nào có thể xác định bằng chứng tố ?
Đại từ
Tính từ
Tình thái từ
Trợ từ
Phụ từ là
Những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ và làm nhiệm vụ liên kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau.
Những từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ và làm thành tố phụ cho vị từ.
Những từ nhấn mạnh không có mặt trong cấu tạo của nhóm từ, chúng chỉ thường xuất hiện ở bậc câu.
Những từ dùng để biểu thị cảm xúc và có quan hệ trực tiếp với cảm xúc chứ không có nội dung ý nghĩa rõ rệt.
Từ nào là phụ từ trong câu sau : “Những cô búp bê trông rất xinh đẹp và điệu đà ”?
Rất
Những
Kết từ là
Những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ và làm nhiệm vụ liên kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau.
Những từ dùng để biểu thị cảm xúc và có quan hệ trực tiếp với cảm xúc chứ không có nội dung ý nghĩa rõ rệt.
Bao gồm nhiều nhóm, cụ thể là đại từ nhân xưng, đại từ thay thế, đại từ chỉ lượng.
Những từ chỉ xuất hiện ở bậc câu để đánh dấu câu theo mục đích nói, hoặc biểu hiện nhận xét, thái độ của người nói với nội dung câu nói hoặc người nghe.
Những từ sau thuộc loại từ nào trong Tiếng Việt “ và, còn, mà, là, vì, thì, nên, nếu, tuy, mặc dù ” ?
Trợ từ
Đại từ
Thán từ
Kết từ
Từ loại nào là những từ chỉ xuất hiện ở bậc câu để đánh dấu câu theo mục đích nói, hoặc biểu hiện nhận xét, thái độ của người nói với nội dung câu nói hoặc đối với người nghe ?
Tình thái từ
Trợ từ
Đại từ
Thán từ
Xác định từ loại của tất cả các từ trong câu sau : “Bây giờ / tháng/ mấy/ rồi/ hả /em ? ”
Đại từ, danh từ, phó từ, đại từ, tính từ, danh từ.
Đại từ, danh từ, đại từ, phó từ, tình thái từ, danh từ.
Đại từ, danh từ, phó từ, đại từ, tình thái từ, danh từ.
Đại từ, phó từ, danh từ, tình thái từ, đại từ, danh từ.
Từ “đi” trong câu nào dưới đây có chức năng là tình thái từ ?
Ngủ đi em, tóc gió thôi bay !
Thu đi cho lá vàng bay.
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi.
Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ.
Trong ví dụ : “Trưa nay, bác Nam ăn liền ba bát cơm rồi mới ra vườn làm việc ” có số từ loại như sau:
2 danh từ, 3 động từ
3 danh từ, 3 động từ
5 danh từ,2 động từ
2 danh từ, 2 động từ
Từ “ qua ” trong câu “ Ngày xuân bước chân người rất nhẹ, mùa xuân đã qua bao giờ ” thuộc từ loại nào ?
Kết từ
Phó từ
Động từ
Tính từ
Trong câu “ Con sông đâu có ngờ, ngày kia trăng sẽ già ” từ “ đâu ” thuộc từ loại nào?
Động từ
Phó từ
Đại từ
Cả 3 đáp án trên đều sai
Từ đồng âm là
Gần giống nhau về ngữ âm, khác nhau về nghĩa.
Trùng nhau về ngữ âm, khác nhau về nghĩa.
Trùng nhau về ngữ âm và nghĩa.
Trùng nhau về ngữ âm, gần giống nhau về nghĩa.
Các loại từ đồng âm trong tiếng Việt?
Đồng âm, đồng tự; đồng âm, không đồng tự; đồng tự, không đồng âm.
Đồng âm hoàn toàn; đồng âm bộ phận.
Đồng âm từ với từ; đồng âm từ với tiếng.
Cả A,B,C.
Từ đồng âm khác từ đa nghĩa ở:
Từ đồng âm khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau về ngữ âm; từ đa nghĩa thì có chung cả nguồn gốc lẫn ngữ âm.
Từ đồng âm có chung nguồn gốc, khác nhau về ngữ âm; từ đa nghĩa trùng nhau về nguồn gốc, khác nhau về ngữ âm.
Từ đồng âm có chung nguồn gốc và trùng nhau về ngữ âm; từ đa nghĩa khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau về ngữ âm.
Từ đồng âm có chung nguồn gốc và trùng nhau về ngữ âm; từ đa nghĩa khác nhau về nguồn gốc lẫn ngữ âm.
Hạn chế của tiêu chí nguồn gốc khi phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa là gì?
Phải xác định từ nguyên của từ.
Khó áp dụng được cho các ngôn ngữ không biến hình.
Khó áp dụng được cho các ngôn ngữ biến hình.
Cả 3 phương án trên.
Trong các tiêu chí phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa, tiêu chí nào khó sử dụng cho các ngôn ngữ không biến hình?
Tiêu chí nguồn gốc.
Tiêu chí về hình thái và cú pháp.
Tiêu chí về sự đứt đoạn liên hệ nghĩa.
Cả 3 phương án trên.
Nhận định nào sau đây là đúng?
Sự phân loại từ đồng âm ở các ngôn ngữ khác nhau là hoàn toàn giống nhau.
Sự phân loại từ đồng âm ở các ngôn ngữ khác nhau là hoàn toàn khác nhau.
Tiếng Việt và Tiếng Anh có sự phân loại từ đồng âm giống nhau.
Tiếng Việt và Tiếng Pháp có sự phân loại từ đồng âm giống nhau.
Nhận định nào sau đây là đúng?
Tiếng Việt là một ngôn ngữ biến hình tiêu biểu.
Từ đồng âm trong tiếng Việt không có những đặc điểm riêng so với các ngôn ngữ khác.
Mọi từ đồng âm đều có thể được giải thích về nguồn gốc.
Tiếng Việt không có sự đối lập với từ phụ tố, các từ được tạo nên chủ yếu bằng sự kết hợp tiếng với tiếng.
Từ đồng âm thường được sử dụng:
Trong giao tiếp với người nước ngoài học tiếng Việt.
Trong chơi chữ.
Trong chương trình học của học sinh lớp 1.
Trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi.
€Nỗi lo lớn nhất suốt một đời Bác là lo cho dân, cho nước.” Hai từ “lo” trên thuộc loại từ đồng âm:
Đồng âm từ vựng- Ngữ pháp
Đồng âm từ vựng.
Đồng âm bộ phận.
Đồng âm từ với tiếng.
Trường hợp nào sau đây là đồng âm từ vựng?
Cày (cái cày); cày (cày ruộng).
Khoan (cái khoan); khoan (khoan giếng).
Đường kính (đường ăn); đường kính (dây cung lớn nhất của đường tròn).
Chỉ (cuộn chỉ); chỉ (chỉ tay).
Từ “cày” trong “cái cày” và “cày ruộng” là :
Từ đồng âm.
Từ đa nghĩa.
Từ gần nghĩa.
Cả 3 phương án đều sai.
€Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.” Chữ riêng trong câu thơ trên là lối chơi chữ dựa trên việc sử dụng:
Đồng âm từ với tiếng.
Đồng âm từ vựng, ngữ pháp.
Đồng âm từ vựng.
Không phải phép đồng âm.
Từ “chỉ” trong “cuộn chỉ “và từ “chỉ”trong “chỉ tay” là hiện tượng đồng âm nào?
Đồng âm từ vựng, ngữ pháp.
Đồng âm từ với tiếng.
Đồng âm từ vựng.
Không phải phép đồng âm.
Từ đồng nghĩa là những từ:
Trùng nhau hoàn toàn về nghĩa.
Tương đồng với nhau về nghĩa.
Tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc săc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời cả hai
Là từ gần nghĩa.
Trong các nhóm từ sau đây, nhóm từ nào là nhóm từ đồng nghĩa:
Coi, ngắm,trông,canh, gác, giữ.
Ăn, xơi, chén,uống, hốc.
Chết, hi sinh, từ trần, đi, mất
Ngắt, hái, bẻ, nhổ.
Từ trung tâm của nhóm từ đông nghĩa:
Là từ có khả năng phái sinh lớn nhất.
Là từ không có khả năng tạo từ tái sinh.
Là từ tạo rất ít từ phái sinh.
Là từ có khả năng phái sinh.
Cho hai câu sau: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” và “Quân điệp điệp trùng trùng” hai từ “đi” ở hai câu này là:
Từ đồng âm.
Từ đồng nghĩa.
Từ trái nghĩa.
Từ gần nghĩa.
Cho các từ sau: “sợ, e sợ, kinh, hãi, khổ, đau, khiếp sợ, sợ hãi” hãy chọn ra những từ đồng nghĩa:
Sợ, e sợ, hãi sợ hãi, khổ.
Sợ, kinh, hãi, khiếp sợ, sợ hãi.
Sợ, kinh, khổ ,đau, khiếp sợ, sợ hãi.
Sợ, khổ đau.
Khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa thì làm theo mấy bước cơ bản?
2
3
4
1
Từ trung tâm của nhóm từ đồng nghĩa:
Thường là từ đơn.
Thường có khả năng phái sinh lớn nhất.
Mang tính chất trung lập nhất về nghĩa.
Tất cả đều đúng.
Tìm cặp từ đồng ngĩa trong các cặp từ sau:
Hiền- lành.
Phụ nữ- con gái.
Cắt- hái.
Cả A và B
Từ trái nghĩa là:
Những từ có nghĩa hoàn toàn đối lập nhau, khác nhau vè ngữ âm, phản ánh những khái niệm tương phản.
Những tùa có nghĩa đối lập nhau, phản ánh về những khái niêm tương phản, logic.
Những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên, khác nhau về ngữ âm, phản ánh những khái niệm tương phản logic.
Những từ có nghĩa đối lập nhau trong một ngữ cảnh nhất định.
Trong 2 câu : “Anh ấy cao nhưng hơi gầy”; “ Cái túi này nhỏ nhưng mà đẹp” thì hai cặp từ “ cao-gầy” và “nhỏ -đẹp”
Là 2 cặp từ trái nghĩa vì nghĩa của chúng có vẻ đối lập nhau và khác nhau về ngữ âm.
Là 2 cặp từ trái nghĩa vì chúng có nghĩa đối lập nhau, khác nhau về ngữ âm và cùng xuất hiện trong một ngữ cảnh.
Không phải là 2 cặp từ trái nghĩa vì chúng không nằm trong mối quan hệ tương liên, không cùng phản ánh về một khái niệm tương phản.
Không có đáp án đúng.
So với các nhóm từ đồng nghĩa thì các nhóm từ trái nghĩa có đặc điểm gì ?
Các từ trong nhóm và các cặp từ trong nhóm không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau.
Không có từ trung tâm, mỗi từ là một âm bản hay dương bản của nhau, hay là tấm gương phản chiếu của nhau.
Một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng khác nhau hoặc các cặp trái nghĩa khác nhau.
Cả 3 phương án trên.
Đâu là tiêu chí để xác định một cặp từ trái nghĩa ?
Hệ liên tưởng đối lập với nhau, cùng có khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh.
Dung lượng nghĩa của hai từ trái nghĩa tương đương nhau thì phải có số lượng nghĩa bằng nhau.
Trong một cặp, hai từ trái nghĩa không cần có độ dài bằng nhau về số lượng âm tiết.
Hai từ chỉ cần có nghĩa đối lập nhau thì là hai từ trái nghĩa.
Cặp từ trái nghĩa nào được coi là cặp từ trung tâm trong chuỗi các cặp trái nghĩa sau đây ? “ rắn – nát; rắn- mềm; rắn – nhão”
Rắn –mềm.
Rắn –nát.
Rắn – nhão.
A hoặc B.
Đặc điểm cặp từ trái nghĩa là:
Một ngữ cảnh tương ứng với một cặp từ trái nghĩa.
Bảo đảm tính cấu đẳng về nghĩa.
Trường hợp có nhiều cặp liên tưởng thì tự chọn ra một cặp làm trung tâm.
Cả 3 đáp án trên.
Đặc điểm của từ trái nghĩa là
Nhóm gồm nhiều từ có quan hệ đẳng cấu nghĩa, tương đương với nhau về hính thức, dung lượng nghĩa.
Không có từ trung tâm.
Một từ có quan hệ trái nghĩa với một từ duy nhất trong nhóm đồng nghĩa.
Cả 3 đáp án trên.
Trong tiếng Việt, một cặp từ trái nghĩa có thể xảy ra mấy hình thức của từ ?
1
2
3
4
Phát biểu nào sau đây không đúng về từ trái nghĩa ngữ cảnh ?
Là những cặp từ chỉ trái nghĩa với nhau trong một số trường hợp.
Có mối quan hệ ngữ nghĩa trong tổ chức ngữ nghĩa của từ vựng.
Là những từ đối nghĩa.
Cơ sở hình thành ở các nghĩa ẩn dụ , hoán dụ,... của từ.
Cặp từ trái nghĩa nào sau đây có khả nawg cao nhất làm cặp từ trung tâm ?
Hiền – dữ.
Hiền – hiểm.
Hiền – ghê.
Hiền – ác.
{"name":"Nhập môn Việt ngữ học", "url":"https://www.quiz-maker.com/QPREVIEW","txt":"Nhận xét nào sau đây đúng nhất khi nói về từ loại ?, Từ loại được phân chia theo tiêu chí nào sau đây ?, Các từ “đi, chạy, nhảy, bay ” thuộc loại ý nghĩa khái quát nào ?","img":"https://www.quiz-maker.com/3012/images/ogquiz.png"}
Powered by: Quiz Maker