Sử cuối kì II (bài 22)
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968?
Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”.
Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”.
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968)?
Quân đội Mĩ.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Quân đồng minh của Mĩ.
Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) là:
Tìm diệt.
Càn quét.
Dồn dân lập ấp chiến lược.
Tìm diệt và bình định.
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
Chiến thắng Núi Thành (1965).
Chiến thắng Vạn Tường (1965).
Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 – 1960.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) là:
Dùng người Việt đánh người Việt.
Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ.
Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì để chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương?
Thỏa hiệp với các nước lớn.
Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa.
Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia.
Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia.
Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?
Quân đội miền Bắc.
Quân đội Lào.
Quân đội Campuchia.
Quân đội Lào và Campuchia.
Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968.
Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971.
Tiến công chiến lược năm 1972.
Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973?
Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17.
Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định.
Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế.
Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết.
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
Đấu tranh quân sự - chính trị - kinh tế.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam - Bắc.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế.
Cuộc đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam - Bắc.
Hiệp định Pari về Việt Nam (27/1/1973) được kí kết có ý nghĩa gì?
Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng với miền Nam có lợi cho cách mạng.
Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Thắng lợi nào của quân dân miền Bắc được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”?
Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972.
Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là?
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam.
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
Nguyên nhân khách quan nào khiến Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?
Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ.
Tác động của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là?
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Xu thế hòa hoãn Đông- Tây.
Xu thế toàn cầu hóa.
Xu thế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Xu thế liên kết khu vực.
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?
Chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
Làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.
Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
Ý nào sau đây không chứng tỏ hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam?
So sánh tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.
Vùng giải phóng được mở rộng.
Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thống nhất đất nước.
Chính quyền Sài Gòn vẫn còn tồn tại và có sự nhân nhượng với lực lượng cách mạng.
Tại sao trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
Do Mĩ đã sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh.
Do quân Mĩ chỉ đóng vai trò hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các cuộc hành quân.
Do quân Mĩ chỉ đóng quân ở Việt Nam trong thời gian ngắn.
Do mục đích tham chiến của quân Mĩ là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam?
Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “Chiến tranh đặc biệt”.
Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.
Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.
Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.
Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969 - 1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược.
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972.
Tổng thống Mĩ – Richard Milhous Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972.
Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là?
Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình.
Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ.
Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch.
Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù.
Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội.
Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.
Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973?
Xuân Thủy
Lê Đức Thọ
Nguyễn Thị Bình
Nguyễn Duy Trinh
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam.
Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định.
Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.
Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù.
So với hiệp định Giơnevơ năm 1954 nội dung của hiệp định Paris năm 1973 có điểm khác biệt gì?
Không quy định vùng chiếm đóng quân riêng biệt.
Quy định vùng đóng quân riêng biệt.
Các nước cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Để nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
{"name":"Sử cuối kì II (bài 22)", "url":"https://www.quiz-maker.com/QPREVIEW","txt":"Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968?, Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968)?, Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) là:","img":"https://www.quiz-maker.com/3012/images/ogquiz.png"}