Sinh học cuối kì II
Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?
Tất cả các sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
Các axit amin trong chuỗi β-hêmôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
Di tích của các thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.
Vây cá mập, vây cá ngư long (thằn lằn cá) và vây cá voi là ví dụ về:
cơ quan thoái hóa.
cơ quan tương tự.
cơ quan tương đồng.
phôi sinh học.
“Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit trong cùng một gen càng có xu hướng giống nhau và ngược lại” là biểu hiện của bằng chứng:
tế bào học.
sinh học phân tử.
phôi sinh học.
giải phẫu so sánh.
Những ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(5) Cánh bướm và cánh chim.
1, 2, 3.
2, 3, 5.
1, 3, 4.
1, 3, 5.
Bằng chứng không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là:
cơ quan thoái hóa.
sự phát triển phôi giống nhau.
cơ quan tương đồng.
cơ quan tương tự.
Bằng chứng nào sau đây vừa phản ánh hướng tiến hóa hội tụ, vừa phản ánh hướng tiến hóa phân li?
Sinh học phân tử.
Hóa thạch.
Giải phẫu so sánh.
Tế bào học.
Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay:
đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
không có chung nguồn gốc.
tiến hóa theo cùng một hướng giống hệt nhau.
chịu tác động giống hệt nhau từ môi trường.
Phân tích trình tự nuclêôtit của cùng một loại gen ở các loài có thể cho ta biết:
Mối quan hệ họ hàng giữa các loài đó.
đặc điểm địa chất, khí hậu ở nơi sinh sống của loài đó.
Khu vực phân bố địa lí của các loài đó trên Trái Đất.
Loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong tiến hóa.
Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là:
bằng chứng địa lí sinh vật học.
bằng chứng phôi sinh học.
bằng chứng giải phẫu học so sánh.
tế bào và sinh học phân tử.
Những bộ phận nào sau đây của cơ thể người được xem là cơ quan thoái hóa? I. Trực tràng. II. Ruột già. III. Ruột thừa. IV. Răng khôn. V. Xương cùng. VI. Tai
II, III và V.
II, IV và V.
III, IV và V.
IV, V và VI.
Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về:
cấu tạo trong các nội quan.
các giai đoạn phát triển phôi thai.
trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng.
đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
Thực hiện các chức phận giống nhau.
Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hemôglôbin ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn gốc. Đây là ví dụ về:
bằng chứng giải phẫu so sánh.
bằng chứng phôi sinh học.
bằng chứng địa lí sinh vật học.
bằng chứng sinh học phân tử.
Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng là bằng chứng quan trọng nhất để phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.
Cơ quan thoái hóa là cơ quan thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không đúng?
Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
Phân tích trình tự các axit amin của các loại protein khác nhau hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein, … chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về môi trường sống của sinh vật?
Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật.
Môi trường sống của sinh vật gồm các loại môi trường:
Đất - nước - không khí
Đất - nước - không khí - sinh vật
Đất - nước - không khí - trên cạn
Đất - nước - trên cạn - sinh vật
Phát biểu nào là không đúng khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật?
Cùng một lúc, tổ hợp các nhân tố sinh thái cùng tác động đồng thời lên sinh vật tạo nên tác động tổng hợp
Các loài khác nhau sẽ phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái
Trong các giai đoạn khác nhau hay trạng thái sinh lí khác nhau thì cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể gây tăng cường hoặc kìm hãm nhau
Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà
đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Giới hạn sinh thái là gì?
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Là khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:
Môi trường
Giới hạn sinh thái
Ổ sinh thái
Sinh cảnh
Nhân tố sinh thái là
Tất cả những nhân tố môi trường, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
Tất cả những nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh).
Những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh).
Những tác động của con người đến môi trường.
Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các... khác nhau
Quần thể
Ổ sinh thái
Quần xã
Sinh cảnh
Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào sau đây?
Điểm gây chết thấp
Khoảng thuận lợi rộng
Khoảng chống chịu rộng
Ổ sinh thái rộng
Trong các phát biểu sau: I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về ổ sinh thái?
1.
2.
3.
4.
Phần lớn thực vật sống ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20°C - 30°C, khi nhiệt độ xuống dưới 0°C và cao hơn 40°C cây trồng ngừng quang hợp. Trong các phát biểu sau: 1. 20°C - 30°C được gọi là giới hạn sinh thái. 2. 20°C - 30°C được gọi là khoảng thuận lợi. 3. 0°C - 40°C được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ. 4. 0°C - 40°C được gọi là khoảng chống chịu. 5. 0°C được gọi là giới hạn dưới, 40°C được gọi là giới hạn trên. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
1
2
3
5
Nhóm sinh vật nào sau đây chỉ gồm những loài biến nhiệt?
Chuột đồng, chim sẻ, nhím.
Dơi, vi khuẩn lam, nấm mèo.
Cá voi, voi biển, chó biển, cá sấu.
Sâu bọ, tôm, ếch nhái, rùa, rắn, kỳ đà.
Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là:
Loài 1: 15°, 33°C, 40°C
Loài 2: 8°C, 20°C, 38°C
Loài 3: 29°C, 36°C, 50°C
Loài 4: 4°C, 16°C, 22°C Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:
Loài 2
Loài 1
Loài 3
Loài 4
Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả:
Nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
Tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
Tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật.
Các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật.
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
Làm tăng mức độ sinh sản.
Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
Tập hợp cây cỏ ven bờ.
Đàn cá rô trong ao.
Tập hợp thú trong rừng.
Cây trong vườn.
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Quần thể là một tập hợp cá thể
Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
cạnh tranh cùng loài.
hỗ trợ khác loài.
cộng sinh.
hỗ trợ cùng loài.
Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
Lưỡng cư.
Cá xương.
Chim.
Bò sát.
Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?
Tuổi của quần thể là trung bình tuổi của các cá thể trong quần thể.
Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa nào sau đây ?
Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường .
Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hoá của loài.
Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định
Số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
Số lượng cá mè và thể tích của ao.
Số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
Số lượng cá mè và diện tích của ao.
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quân thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong do nguyên nhân nào sau đây?
Không kiếm đủ thức ăn.
Sức sinh sản giảm.
Tăng tần số gen lặn có hại.
Tăng hiệu quả nhóm.
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp trong điều kiện nào sau đây?
Môi trường sống đồng nhất và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Môi trường sống đồng nhất và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Môi trường sống không đồng nhất và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào.
Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau: Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?
Nhiều khả năng loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn.
Nguồn sống của quần thể là vô hạn, không có tử vong.
Cạnh tranh cùng loài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của quần thể.
Tốc độ tăng trưởng của quần thể ở thời gian đầu là cao nhất và giảm dần về sau.
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ
hỗ trợ cùng loài.
hỗ trợ khác loài.
cạnh tranh cùng loài.
ức chế- cảm nhiễm.
Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài. II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
4.
3.
1.
2.
Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
Số lượng cá thế ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể
Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển
Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại
Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể của quần thể:
(1) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
(2) Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang của môi trường.
(4) Nhóm cây bụi hoang dại, đàn trâu rừng có kiểu phân bố theo nhóm. Số phát biểu đúng là:
1
2
4
3
Other
Please Specify:
Trường hợp nào sau đây là tăng kích thước của quần thể sinh vật?
Các cá thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng
Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm
Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng
Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau
những loài ít khả năng bảo vệ vùng sống như cá thể hươu, nai, số lượng cá thể trong quần thể chủ yếu phụ thuộc vào.
Số lượng kẻ thù ăn thịt.
Nguồn thức ăn trong môi trường.
khả năng sinh sản của con cái.
nơi ở, sự phát tán cá thể.
Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa
Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ
Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
Tập hợp cá trong Hồ Tây
Cây thông ở Đà Lạt có hiện tượng các rễ cây liên kết với nhau, điều này có lợi cho cây sinh trưởng phát triển, hiện tượng này được gọi là:
tự tỉa thưa.
hiệu quả nhóm.
khống chế sinh học.
cạnh tranh
Hiệu quả nhóm biểu hiện mối quan hệ sinh thái nào?
Hỗ trợ cùng loài.
Hỗ trợ giữa các quần thể cùng loài.
Cạnh tranh sinh học khác loài.
Hỗ trợ khác loài.
Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Hiện tượng tự tỉa thưa.
Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
Quan hệ hỗ trợ.
Cạnh tranh khác loài.
Kí sinh cùng loài.
Cạnh tranh cùng loài.
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
Đa dạng loài.
Tỉ lệ đực, cái.
Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Mật độ cá thể.
Cho các nhận định sau: (1) Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
(2) Ăn thịt đồng loại là xu hướng thường xảy ra trong quần thể.
(3) Trong quần thể, mối quan hệ cạnh tranh thường xảy ra hơn mối quan hệ hỗ trợ.
(4) Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
(5) Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão, hạn hán tốt hơn cây sống một mình. Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng?
1.
2.
3.
4.
Kích thước của quần thể sinh vật là:
Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
Thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
Tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Trong điều kiện môi trường lý tưởng, đường cong mô tả sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể có dạng:
hình chữ A.
hình chữ S.
hình chữ J.
hình chữ Z.
một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 50% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 20% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
Quần thể đang có xu hướng giảm số lượng cá thể.
Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Cho các hiện tượng sau:
I. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
II. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
III. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.
IV. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài?
2.
1.
0.
3.
Các cây thông trong rừng thông phân bố theo kiểu phân bố nào sau đây?
Phân bố đồng đều.
Phân bố ngẫu nhiên.
Phân bố theo nhóm.
Phân bố xen kẽ.
Ví dụ nào sau đây là sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
Biến động số lượng Thỏ, Mèo ở rừng Canada
Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
Miền bắc, số lượng bò sát v ếch, nhái giảm v o những năm có giá rét (nhiệt độ < 80C)
miền bắc Việt Nam, số lượng muỗi tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
Có mấy nguyên nhân dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể? 1. Do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong. 2. Do sự xuất hiện của con mồi hoặc dịch bệnh. 3. Do sự thay đổi có tính chu kì của khí hậu. 4. Do sự di cư và nhập cư.
1,2.
2, 3.
2, 4.
1,4.
Những nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ?
1. Nhiệt độ không khí.
2. Sức sống của con non
3. Lượng chuột lemmut ở đồng rêu phương Bắc.
4. Sức sinh sản của cá thể.
5. Độ ẩm không khí.
6. Sự phát tán của các cá thể.
2 và 3.
1 và 5.
4 và 6.
5 và 6.
Biến động số lượng cá thể của quần thể là
Sự di cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.
Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
Sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể.
Sự giảm số lượng cá thể của quần thể do môi trường thay đổi.
Vào mùa mưa ở nước ta các loài ếch nhái sinh sản mạnh, số lượng cá thể tăng cao là do
độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, nguồn thức ăn dồi dào.
Trứng ếch được đẻ ra rất nhiều vào cuối mùa khô, đến đầu mùa mưa mới nở.
Kẻ thù ăn ếch nhái đến mùa mưa bị giảm sút rất nhanh.
Tác động tổng hợp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi số lượng cá thể
Tăng lên hay giảm xuống tương ứng với chu kì mùa trong năm.
Tăng lên hay giảm xuống tương ứng với số lượng của loài kẻ thù hoặc số lượng con mồi.
Tăng ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Tăng lên hay giảm xuống tương ứng với điều kiện khí hậu thuận lợi hay khó khăn.
Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
không theo chu kì.
theo chu kì ngày đêm.
theo chu kì mùa.
theo chu kì nhiều năm.
Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
Nhiệt độ.
ánh sáng.
độ ẩm.
Không khí.
Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
Ánh sáng.
Nước.
Hữu sinh.
Nhiệt độ.
Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ. Phương án đúng là:
1, 2.
1, 3, 4.
2, 3.
2, 3, 4.
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
Biến động theo chu kì ngày đêm.
Biến động theo chu kì mùa.
Biến động theo chu kì nhiều năm.
Biến động theo chu kì tuần trăng.
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
Biến động tuần trăng.
Biến động theo mùa
Biến động nhiều năm.
Biến động không theo chu kì
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6. (2) Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002 (4) Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
(1) và (3).
(1) và (2).
(2) và (3).
(1), (2) và (4).
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
Theo chu kì mùa.
Theo chu kì nhiều năm.
Không theo chu kì.
Theo chu kì ngày đêm.
Cho các phát biểu sau về nguyên nhân gây biến động và điều chỉnh số lượng của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố khí hậu ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. II. Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng tụ' điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
III. Biến động không theo chu kì xảy ra do những hoạt động bất thưòng của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác quá mức của con người.
IV. Biến động theo chu kì xảy ra luôn do con người can thiệp.
4
1
2
3
Quần xã sinh vật là
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau. Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Cá sống trong hồ thuộc về
quần thể sinh vật.
quần xã sinh vật.
đàn cá.
một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.
Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài.
Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm: nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải.
Quan hệ giữa các loài luôn luôn đối kháng nhau.
Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là
sự biến động hay suy thoái của quần xã.
sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
sự biến động hay ổn định của quần xã.
sự ổn định hay suy thoái của quần xã.
Loài ưu thế trong quần xã là loài
chỉ có ở một quần xã.
có nhiều hơn hẵn các loài khác.
đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
phân bố ở trung tâm quần xã.
Loài đặc trưng trong quần xã là loài
Chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
phân bố ở trung tâm quần xã.
có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
số lượng cá thể nhiều.
số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
có khả năng tiêu diệt các loài khác.
Các cây thông ở rừng thông ở Đà Lạt là loài
ưu thế.
đặc trưng.
đặc biệt.
có số lượng nhiều.
Sự phân bố của một loài trên một vùng
Thường không thay đổi.
Thay đổi do hoạt động của con người, không phải do tự nhiên.
Do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên.
Do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên.
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
Do sự phân bố đồng đều của các nhân tố sinh thái.
Do nhu cầu sống khác nhau.
Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Do mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây là đúng?
vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và có số lượng tầng giống nhau.
Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về
Số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã.
Số lượng các loài bị hại trong quần xã.
đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã.
Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ
hội sinh
hợp tác
ức chế - cảm nhiễm
cạnh tranh
Điạ y sống trên cây cau, mối quan hệ giữa địa y và cây cau là
kí sinh.
cộng sinh.
cạnh tranh.
hội sinh.
Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu là quan hệ
cộng sinh.
cạnh tranh.
Hội sinh.
hợp tác.
Quan hệ giữa hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được gọi là mối quan hệ nào?
Quan hệ cộng sinh.
Quan hệ hội sinh.
Quan hệ hợp tác.
Quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc không bị hại là mối quan hệ nào?
Quan hệ cộng sinh
Quan hệ hội sinh
Quan hệ hợp tác
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Mối quan hệ sinh học tạo cho cả hai loài đều cùng có lợi là
quan hệ hội sinh và hợp tác.
quan hệ cộng sinh và hợp tác.
quan hệ hội sinh và cộng sinh.
quan hệ hội sinh và hãm sinh.
Quan hệ giữa hai loài sinh vật diễn ra sự tranh giành nguồn sống là mối quan hệ nào?
Quan hệ cộng sinh.
Quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
Quan hệ hợp tác.
Quan hệ cạnh tranh.
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó là mối quan hệ nào?
Quan hệ cộng sinh.
Quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
Quan hệ hợp tác.
Quan hệ hội sinh.
{"name":"Sinh học cuối kì II", "url":"https://www.quiz-maker.com/QPREVIEW","txt":"Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?, Vây cá mập, vây cá ngư long (thằn lằn cá) và vây cá voi là ví dụ về:, “Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit trong cùng một gen càng có xu hướng giống nhau và ngược lại” là biểu hiện của bằng chứng:","img":"https://www.quiz-maker.com/3012/images/ogquiz.png"}
More Quizzes
Gospel ou Mundão? Identifique os trechos de músicas diversas entre Gospel e Mundão
630
Applications of SCR, Diac & Triac
320
JFK: Fact and Fable
840
Proba
100
Algebra 2_Practice exam 1
10539
9/9/22 Vocab Group 1
10531
What deer type are you!
420
Descriptions & superlatives
10513
Do you like him? (Part 2)
1267
Social media feedback
3222
Kayleigh’s Baby Shower Quiz
1050
How well do you know Tallinn?
940