GK Sử
Câu 1. Sau khi đầu hàng phát xít Đức, Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với
lực lượng tiến bộ trong nước và cách mạng thuộc đị+
chủ nghĩa phát xít và các lực lượng tiến bộ trong nướ+
các nước đế quốc dân chủ và cách mạng thuộc đị+
chủ nghĩa phát xít và Liên Xô.
Câu 2. Điểm mới trong chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp giai đoạn 1939 – 1945 so với giai đoạn 1936 – 1939 là
nới rộng quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị.
thi hành một loạt chính sách phản động, bóp nghẹt tự do dân chủ.
giúp đỡ nhân dân và cách mạng thuộc địa chống phát xít.
thực hiện tự do báo chí, cho phép nhân dân tự do hội họp.
Câu 3. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích gì?
ngăn chặn cuộc tiến công của chủ nghĩa phát xít ở châu Á.
sẵn sàng tuyên chiến với phát xít Nhật khi chúng vào Đông Dương.
vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để đổ vào cuộc chiến tranh.
bắt thanh niên Việt Nam sang châu Âu tham chiến chống phát xít.
Câu 4. Khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp nhằm
phát xít hoá bộ máy chính quyền ở thuộc đị+
biến thực dân Pháp thành tay sai cho Nhật.
dùng nó để vơ vét kinh tế và đàn áp cách mạng.
lợi dụng chính sách cai trị của Pháp để đàn áp cách mạng.
Câu 5. Để dọn đường hất cẳng Pháp nhằm độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật và tay sai đã sử dụng thủ đoạn gì?
tuyên truyền lừa bịp về văn minh và sức mạnh của Nhật.
buộc Pháp phải để cho Nhật kiểm soát nền kinh tế Đông Dương.
từng bước làm cho thực dân Pháp bị suy giảm nguồn tài chính.
tổ chức phong trào vận động người Việt tẩy chay Pháp.
Câu 6. Để kiểm soát gắt gao nền kinh tế Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp thi hành chính sách gì?
mở rộng đầu tư.
cải cách mở cử+
kinh tế chỉ huy.
bế quan toả cảng.
Câu 7. Mục đích của chính sách Kinh tế chỉ huy của thực dân Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai là
làm cho kinh tế Đông Dương phát triển, tránh được nguy cơ chiến tranh.
biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.
cạnh tranh với các công ty của tư bản Nhật đang hoạt động ở Đông Dương.
biến Việt Nam thành nơi cung cấp tối đa tiềm lực kinh tế cho “mẫu quốc”.
Câu 8. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai là
giai cấp tư sản mại bản và đại địa chủ.
tất cả các giai cấp, tầng lớp (trừ đại địa chủ và tư sản mại bản).
giai cấp tư sản mại bản và tiểu tư sản.
giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
Câu 9. Những hội nghị nào đánh dấu bước chuyển hướng đấu tranh của Đảng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 và tháng 7/1936.
Hội nghị Trung ương tháng 7/1936 và tháng 3/1938.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 8 (5/1941).
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 7 (11/1940).
Câu 10. Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) là
đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.
chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
đánh đuổi đế quốc, phát xít Pháp – Nhật và tay sai.
đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
Câu 11. Điểm mới về mục tiêu đấu tranh của Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) so với giai đoạn 1936 – 1939 là
làm cho nước Việt Nam độc lập tự do.
đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Câu 12. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (11/1939) chủ trương thành lập
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 13. Việc thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11/1939) đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam?
thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Đông Dương.
thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân toàn Đông Dương.
tập trung mọi lực lượng dân tộc chống chiến tranh đế quốc, chống phát xít.
tập trung lực lượng chính trị của dân tộc chống chủ nghĩa đế quố+
Câu 14. Nhân dân bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước là
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương.
Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 15. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941) đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là
chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.
đánh đổ phong kiến mang lại ruộng đất cho dân cày.
đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật, giải phóng dân tộ+
chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giải phóng dân tộ+
Câu 16. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã khẳng định sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập
Chính phủ Xô viết công – nông – binh.
Chính phủ dân chủ cộng hò+
Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hò+
Chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương.
Câu 17. Cơ quan cao nhất trong hệ thống tổ chức của Mặt trận Việt Minh là:
Tổng bộ Việt Minh.
Ban Chấp ủy Việt Minh kì.
Hội Cứu quố+
Ban Chấp ủy Việt Minh tỉnh.
Câu 18. Kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa được thông qua tại
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945.
Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (14 – 15/8/1945).
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 – 17/8/1945).
19. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là
đánh dấu mở đầu việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất − Đảng Cộng sản Đông Dương.
mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trong phạm vi cả nướ+
Câu 20. Tất cả các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là
Hội Phản đế.
Hội Cứu tế.
Hội Ái hữu.
Hội Cứu quố+
Câu 21. Trong chỉ thị ngày 12/3/1945, Đảng ta đưa ra khẩu hiệu là
“Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
“Đánh đuổi phát xít Nhật”.
“Đánh đuổi đế quốc Pháp”.
“Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian”.
Câu 22. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Hồ Chí Minh viết ở đâu?
Nhà số 15D phố Hàm Long, Hà Nội.
Nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.
Nhà số 5 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Nhà số 15 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Câu 23. Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp − Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cự+ Hậu quả là
Cuối năm 1941 − đầu năm 1942, gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Cuối năm 1942 − đầu năm 1943, gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Cuối năm 1943 − đầu năm 1944, gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Cuối năm 1944 − đầu năm 1945, gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Câu 24. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng như thế nào?
Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộ+
Xác định kẻ thù là phát xít Nhật.
Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
Câu 25. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
Mặt trận Đồng minh.
Mặt trận Liên Việt.
Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Mặt trận Việt Minh.
Câu 26. Sự kịp thời của Đảng bộ các cấp và Việt Minh trong lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền là
lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ thù.
tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.
lôi kéo được hàng ngũ các tầng lớp trên của xã hội.
chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy.
Câu 27. Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
Bắc Sơn − Võ Nhai, Lạng Sơn.
Lạng Sơn, Cao Bằng.
Bắc Sơn − Võ Nhai, Cao Bằng.
Bắc Cạn, Cao Bằng.
Câu 28. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?
Chuẩn bị khởi nghĩ+
Đánh đuổi Phát xít Nhật.
Nhật − Pháp bắn nhau và hành động của chúng t+
Đánh đuổi Pháp − Nhật.
Câu 29. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính, cụ thể trước mắt và duy nhất của của nhân dân Đông Dương lúc này là
phát xít Nhật.
thực dân Pháp.
phát xít Nhật – Pháp.
Nhật và đồng minh của Nhật.
Câu 30. Ngày 2/9/1945 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Việt Nam với sự kiện nào?
Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng.
Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nướ+
Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng từ chiến khu về Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 31. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây đóng vai trò quyết định nhất đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm giành độc lập tự do.
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộ+
Có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
Câu 32. Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Cách mạng vô sản.
Cách mạng tư sản.
Câu 33. Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
Trong Hội nghị toàn quốc từ 14 − 15/8/1945.
Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Trong Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (16 − 17/8/1945).
Trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
Câu 34. Tại sao đến tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng?
Vì tình hình trong nước thay đổi có lợi cho cách mạng.
Vì tình hình thế giới thay đổi tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Vì Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc hành trình cứu nướ+
Vì Nguyễn Ái Quốc muốn tạo thời cơ giành độc lập.
Câu 35. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi nhất cho cuộc Tổng khởi nghĩa ở Việt Nam là
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.
Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã.
Quân Đồng minh phản công Nhật ở châu Á.
Câu 36. Nguyên nhân Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 là
mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng gay gắt.
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thú+
Nhật Bản chiếm châu Á – Thái Bình Dương.
Pháp không còn đủ sức thống trị Việt Nam như thời kì trước chiến tranh.
Câu 37. Sự sáng tạo của Đảng khi vạch ra đường lối chiến lược, sách lược trong thời kì 1939 −1945 là
lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
đề cao vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân.
giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 38. Tháng 6/1945, địa danh nào được chọn làm thủ đô Khu giải phóng Việt Bắc?
Pác Bó (Cao Bằng).
Tân Trào (Tuyên Quang).
Việt Trì (Phú Thọ).
Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Câu 39. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng vũ trang cách mạng nước ta có tên gọi là
Quân đội quốc gia Việt Nam.
Việt Nam Giải phóng quân.
Việt Nam Cứu quốc quân
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 40. Những bộ phận hợp thành mũi nhọn của bạo lực cách mạng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang.
lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị.
đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 1. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?
Hỗ trợ việc giải quyết nạn đói
Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước
Quyên góp vàng, bạc đề xây dựng đất nước
Quyên góp tiền để xây dựng đất nước
Câu 2. Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, khi kéo vào Việt Nam quân Trung Hoa Dân Quốc đã
Giải giáp quân đội Nhật Bản, trừng trị bọn tội phạm chiến tranh
Thực hiện âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ”, phá hoại chính quyền cách mạng nước ta còn non trẻ
Tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam
Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta giải quyết những khó khăn do chính quyền thực dân để lại
Câu 3: Nội dung và phương pháp giáo dục nào của nước ta sau Cách mạng tháng Tám được đổi mới theo tinh thần
độc lập tự do
dân tộc dân chủ
dân tộc độc lập
đoàn kết dân tộc
Câu 4. Trong Tạm ước 14/9/1946 ta nhân nhượng cho thực dân Pháp quyền lợi nào?
Một số quyền lợi về chính trị- quân sự.
Cho 15000 quân Pháp ra Bắ+
Một số quyền lợi về kinh tế - văn hó+
Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải.
Câu 5. Cho các sự kiện sau:
1. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay thế cho tiền Đông Dương của Pháp
2. diễn ra tổng tuyển cử khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
3. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp hiệp định Sơ bộ Lựa chọn đáp án đúng với tư cách sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
Lựa chọn đáp án đúng với tư cách sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian 4,3,1,2
1,2,3,4
3,2,4,1.
3,4,1,2
Câu 6. Sự kiện mở đầu đánh dấu thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai
Đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn
Xả súng vào dân chúng trong lễ mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”
Cử Đô đốc Đácgiăngliơ là Cao uỷ Pháp ở Đông Dương
Yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả tù binh Pháp
Câu 7. Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa I, các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì?
Thành lập Tòa án nhân dân các cấp.
Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương.
Bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính các cấp.
Thành lập quân đội ở các địa phương.
Câu 8. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?
Trung Hoa Dân Quốc, Pháp
Anh, Pháp
Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc
Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ
Câu 9: Sau ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì?
Hòa hoãn với cả hai thế lực ngoại xâm để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
Chống lại cả hai thế lực ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộ+
Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước t+
Câu 10. Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là
Khó khăn về kinh tế.
Khó khăn về thù trong.
Khó khăn về tài chính.
Khó khăn về giặc ngoại xâm.
Câu 11. Biện pháp quan trọng nhất để giải quết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Tăng gia sản xuất.
Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Chia lại ruộng đất cho nông dân
Lập hũ gạo tiết kiệm.
Câu 12. Nội dung nào sau đây KHÔNG thuộc Hiệp định Sơ bộ?
Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
Ngừng bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đ I đến kí kết một hiệp ước chính thức
Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chínhriêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm.
Câu 13. Quốc hội khoá I (2/3/1946) đã đồng ý nhường cho các Đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong quốc hội thông qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp nhằm
Giữ mối hoà hảo giữa các Đảng
Hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai
Tạo thế chính trị ổn định để phát triển kinh tế
Hạn chế sự phá hoại của Thực dân Pháp với sự giúp đỡ của quân Anh
Câu 14. Hãy điền nội dung phù hợp vào đoạn trống trong câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của ………. để chống lại ta”
Tưởng câu kết với Pháp.
Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.
Đế quốc Pháp câu kết với Anh.
Đế quốc Pháp câu kết với Tưởng.
Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/ 1946 là gì?
Làm thất bại âm mưu chông phá của kẻ thù.
Chính quyền cách mạng được giữ vững.
Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quố+
Câu 16. Tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đổng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?
Do nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử
Do thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ
Do thực dân Pháp đã xây dựng ở đây một xứ tự trị riêng
Do Đảng Cộng sản Đông Dương không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ
Câu 17. Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ
vì chưa có thêm viện binh
vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai
vì phải giải giáp quân Nhật tại Nam Bộ
vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Câu 18. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là
Phát xít Nhật.
Thực dân Pháp.
Đế quốc Anh.
Trung Hoa Dân Quốc
Câu 19. Cơ sở nào để quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật có thể kéo vào Việt Nam?
Quyết định của hội nghị Ianta
Quyết định của hội nghị Pốtxđam
Quyết định của hội nghị hòa bình Pari
Quyết định của hội nghị hòa bình Xanphranxicô
Câu 20: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) được đánh giá là
“Nước cờ táo bạo” của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
“Nước cờ liều lĩnh” của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
“Nước cờ sắc sảo” của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
“Nước cờ bế tắc” của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 1. Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?
Đêm ngày 18-12-1946
Sáng ngày 19-12-1946
Sáng ngày 20-12-1946
Đêm ngày 20-12-1946
Câu 2. Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã?
Ra chỉ Thị toàn dân kháng chiến
Ra chỉ thị kháng chiến - kiến quốc
Quyết định phát động cả nước kháng chiến
Ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Câu 3. Đâu là tín hiệu tiến công của nhân dân Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)?
Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện.
Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
Cuộc tấn công của Trung đoàn Thủ đô vào Bắc bộ phủ.
Câu 4. “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
Câu 5. Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
Câu 6. Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?
Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp
Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy
Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới
Câu 7. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952
Câu 8. Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là?
Triệt đường liên lạc quốc tế của ta
Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn
Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Khóa chặt biên giới Việt - Trung
Câu 9. Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 là?
Thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
Kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
Câu 10. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là?
Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài
Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não.
Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù
Câu 11. Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa là?
Trung Quốc
Liên Xô
Cộng hòa dân chủ Đức
Tiệp Khắc
Câu 12. Sự dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của Mĩ được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Kí với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
Giúp pháp thực hiện kế hoạch Rơve
Kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ
Giúp pháp thực hiện kế hoạch De Lattre de Tassigny
Câu 13. Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”
Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù
Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)
Câu 14. Thực dân Pháp phải tiến hành kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Việt Nam không xuất phát từ lí do nào sau đây?
Để phát huy tối đa tính cơ động, linh hoạt của quân đội và vũ khí chiến tranh
Để nhanh chóng cơ động lực lượng sang chiến trường châu Phi
Để tránh thiệt hại lớn về người và của
Để tránh sự phản đối của dư luận tiến bộ trong và ngoài nước
Câu 15. Chiến thuật nào được Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve?
“Khóa then cửa”
Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
Dùng người Việt đánh người Việt
Bất ngờ tấn công quân sự quy mô lớn
Câu 16. Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô cũng các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa có tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến tranh Đông Dương?
Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
Câu 17. Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về?
Loại hình chiến dịch
Địa hình tác chiến
Đối tượng tác chiến
Lực lượng chủ yếu
Câu 18. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?
Tính chính nghĩa
Tính nhân dân
Tính toàn diện
Tính trường kì
Câu 19. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng ta đã kế thừa đường lối kháng chiến nào trong lịch sử dân tộc?
Chiến tranh nhân dân.
Cầu viện nước ngoài
Quyết chiến chiến lược
Đoàn kết toàn dân tộc
Câu 20. Tính chất đặc biệt của đường lối kháng chiến chống pháp 1945 - 1954 là?
Tính toàn diện.
Tính quốc tế.
Tính dân tộc
Tính nhân dân.
{"name":"GK Sử", "url":"https://www.quiz-maker.com/QPREVIEW","txt":"Câu 1. Sau khi đầu hàng phát xít Đức, Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với, Câu 2. Điểm mới trong chính sách cai trị Đông Dương của thực dân Pháp giai đoạn 1939 – 1945 so với giai đoạn 1936 – 1939 là, Câu 3. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích gì?","img":"https://www.quiz-maker.com/3012/images/ogquiz.png"}
More Quizzes
Quiz about minor generalist
10513
PEDIATRIE USMLE 501-600
100500
Do you know.... Me? (MrsDarkLoweysLitsmans)
1890
Do you KNOW how to own a pet BERRY????
10525
Which one direction member will be your soulmate?
630
Luxury on wheels. Who Owns the World's Most Expensive Cars? - take the quiz
520
Hurricanes Vocabulary Practice Quiz
241253
Sinh hoạt chủ điểm lần 2
38190
Hamilton trivia (this should be easier)
1266
A qué canción pertenece la letra
520
Which Blood Gardens Character Are You?
10526
Is enrolling with Scentsy right for you?
9414